0
Suy thận mạn tính là quá trình suy giảm chức năng thận ở dưới mức bình thường. Suy thận mạn tính làm suy giảm chức năng lọc và đào thải các chất cặn bã và nước dư thừa và làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

 Bệnh suy thận mạn tính là gì?

Thận là bộ phận quan trọng trong cơ thể, có chức năng lọc máu và loại bỏ các chất độc hại, chất dư thừa có trong cơ thể ra bên ngoài theo đường nước tiểu. Thận có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng trong cơ thể.



Thận bị suy yếu sẽ làm rối loạn điện giải, làm xáo trộn chức năng của các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa và hô hấp. Đồng thời, suy thận làm giảm chức năng thận, khiến các chất cặn bã và nước dư thừa bị tích tụ trong cơ thể gây ra tình trạng phù. Suy thận được chia thành 2 loại là suy thận cấp tính và suy thận mạn tính.

Suy thận mạn tính là tình trạng chức năng thận bị suy giảm và không có khả năng hồi phục. Các biện pháp điều trị bệnh suy thận mạn tính có tác dụng ngăn cản quá trình phát triển của bệnh, ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Suy thận mạn tính ở giai đoạn cuối khiến chức năng thận giảm 90% , người bệnh phải dùng các phương pháp như: lọc máu, chạy thận và ghép thận để duy trì sự sống.

Nguyên nhân gây suy thận mạn tính

Bệnh suy thận mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó hai nguyên nhân chính đó là: Viêm cầu thận cấp và tăng huyết áp kéo dài. Huyết áp cao sẽ khiến cho áp lực máu lên thành cầu thận mạnh, phá hủy cầu thận dẫn đến suy thận.



Ngoài ra, người bị tiểu đường  cũng dễ bị suy thận. Theo thống kê, số lượng người bị tiểu đường càng nhiều thì tỉ lệ người bị suy thận ngày càng cao.

Những người bị bệnh về viêm đường tiết niệu, sỏi thận, ứ nước bể thận cũng dễ bị suy thận. Ngoài ra, suy thận cũng bị gây ra do người bệnh sử dụng một số thuốc điều trị có tác dụng phụ gây tổn thương thận như: thuốc kháng viêm; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc và hóa chất điều trị ung thư…

Triệu chứng của bệnh suy thận mạn tính

Bệnh suy thận mạn tính không có triệu chứng ban đầu. Bệnh thường phát triển âm thầm, không có dấu hiệu cụ thể. Người bệnh thường khó phát hiện ra bệnh hoặc nhầm sang các bệnh khác. Tuy nhiên, người bị suy thận thường bắt gặp một số dấu hiệu như:


Mệt mỏi, uể oải, đau đầu, chóng mặt.
Tiểu đêm nhiều lần, đi tiểu ra máu, tiểu buốt, luôn cảm thấy căng tức, khó đi tiểu, nước tiểu nhiều bọt, bọt lâu tan.
Buồn nôn, nôn mửa.
Sinh lý yếu, xuất tinh sớm, mộng tinh.
Ngứa, phù tay, phù chân.

Chẩn đoán và chữa trị suy thận mạn tính

Ngay sau khi phát hiện những triệu chứng của bệnh suy thận mạn tính, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và chẩn đoán bệnh. Để xác định chức năng thận có bị suy giảm hay không, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu.

 Ngoài ra, người bị suy thận có thể thực hiện các xét nghiệm khác để xác định mức độ hoạt động của thận. Người bệnh có thể chụp x-quang để kiểm tra kích thước thận, loại bỏ một số rối loạn khác có thể làm tổn thương thận.

Các biến chứng thường gặp trong suy thận mạn:


  • Rối loạn về nội tiết
  • Rối loạn về chuyển hóa: Kháng isulin, rối loạn lipid máu, rối loạn dinh dưỡng.
  • Thay đổi về huyết học: Thiếu máu, rối loạn đông máu, thiếu hụt miễn dịch.
  • Tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, loét niêm mạc miệng và xuất huyết tiêu hóa.
  • Tim mạch: Có tới 50-80% số lượng bệnh nhân suy thận mạn gặp phải biến chứng tim mạch. Với các biến chứng điển hình như: cơ tim do urê máu cao, tăng huyết áp, viêm màng ngoài tim, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp ti, bệnh lý về van tim.
  • Rối loạn cân bằng nước, điện giải và kiềm toan.
  • Biến chứng ở phổi: Phù phổi, viêm phế quản, viêm phổi, và tràn dịch màng phổi là những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn.
  • Thần kinh cơ: Chuột rút, yếu cơ, viêm thần kinh ngoại vi, nặng hơn là hôn mê
  • Xương: Tổn thương xương trong suy thận mạn được gọi chung là loạn dưỡng do suy thận

Điều trị suy thận

Ở giai đoạn đầu, mới chớm, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc điều trị chuyên khoa để chữa suy thận mạn tính, tuy nhiên đến giai đoạn cuối khi bệnh đã phát triển nghiêm trọng hơn người bệnh phải sự dụng các phương pháp lọc máu, chạy thận và ghép thận để duy trì sự sống.

Ngoài ra, để việc điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Người bệnh cần nghiêm túc thực hiện những biện pháp sau:

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa kali, phốt pho, muối hoặc protein.
  • Hạn chế uống bia rượu và các chất kích thích.
  • Uống đủ nước, mỗi ngày từ 2-3 lít nước.
  • Sử dụng các bài thuốc lợi tiểu từ Đông y.
  • Kiểm soát huyết áp, giúp huyết áp ổn định.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc gây hại cho thận.
  • Điều trị dứt điểm bệnh cao huyết áp, ệnh tiểu đường, suy tim.
  • Tập thể dục thường xuyên, xây dựng chế độ làm việc và sinh hoạt hợp lý.


Đăng nhận xét

 
Top