0

Có rất nhiều bài thuốc trị sỏi thận trong Đông y, chữa sỏi thận bằng lá trầu bà là một trong số đó.

Kiến thức về lá trầu bà


Cây Trầu Bà có tên khoa học: Epipremnum aureum) là một loài thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae). Cây trầu bà có nguồn gốc từ đảo Solomon, nguyên sinh ở Indonexia, ngoài tên gọi Trầu Bà cây còn có các tên gọi khác như: Vạn Niên Thanh leo, cây sắn dây Hoàng kim, Thạch Cam Tử, Trầu Ba Vàng, Hoàng Tam Điệp…Cây có khả năng hút được khí độc từ máy vi tính, loại bỏ chất gây ung thư formaldehydes và nhiều chất hóa học dễ bay hơi khác, là loại lọc không khí rất tốt


Phương pháp chữa sỏi thận bằng lá trầu bà

Trong đông y, lá trầu bà có tính lành, có tác dụng lợi tiểu, chống viêm, giải độc, ngăn ngừa quá trình hình thành sỏi thận hiệu quả.

Cách chữa sỏi thận bằng lá trầu bà như sau: Lấy khoảng 5 đến 10 lá trầu bà rửa sạch cho vào nồi đun cùng với 3 bát nước tới khi cạn còn 1 bát nước là được. Dùng nước này chia uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 15 ngày tình trạng bệnh của bạn sẽ thuyên giảm. Để chắc chắn bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sa khi áp dụng bài thuốc trên. Trong trường hợp sỏi đã được loại bỏ hoàn toàn, hàng tháng bạn có thể uống nước lá trầu bà vài lần để ngăn ngừa bệnh tái phát. Trong trường hợp sỏi không thuyên giảm, thậm chí to hơn bạn nên dừng lại, chuyển sang phương pháp điều trị khác phù hợp và hiệu quả hơn.

Lưu ý khi sử dụng

Trong quá trình chữa sỏi thận bằng lá trầu bà, bệnh nhân cần chú ý nếu gặp các cơn đau quặn thắt thì nên tới bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị, xử lý kịp thời, nhanh chóng. Ngoài việc sử dụng các bài thuốc chữa trị bệnh nhân cũng cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và áp dụng chế độ dinh dưỡng đảm bảo khoa học, hợp lý để chữa trị hiệu quả và ngăn ngừa sự tái phát. Bệnh nhân cũng cần lưu ý, cách chữa bệnh sỏi thận bằng lá trầu có thể có hiệu quả nhanh hay chậm là khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người nên đòi hỏi có sự kiên trì, nhẫn nại để giúp bệnh nhân bình phục tốt nhất.

Bạ có thể xem thêm:
  • Cách trị sỏi thận theo kinh nghiệm dân gian
  • Bài thuốc chữa sỏi thận bằng đông y đơn giản

Một số công dụng chữa bệnh khác của lá trầu bà

Lá trầu bà được coi là vị thuốc quý quả không sai khi mà ngoài công dụng chữa sỏi thận từ lá trầu bà, chúng ta có thể sử dụng loại thảo dược này để điều trị rất nhiều bệnh khác như:

Chữa các vết lở loét, mụn nhọt:


Dùng 2 hoặc 3 lá trầu bà, cắt thật nhỏ, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho ngập lá trầu, đợi chừng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá ngấm vào nước. Dùng nước này để rửa các vết loét, mụn nhọt hàng ngày, bệnh sẽ rất chóng khỏi

Trị nhức đầu do thay đổi thời tiết:


Dùng 5 lá trầu bà rửa sạch giã nát rồi xoa vào 2 bên thái dương hay đỉnh đầu cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất. Hi vọng phương pháp chữa sỏi thận bằng lá trầu bà sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ được căn bệnh này. Chúc bạn mau chóng bình phục.

Sát khuẩn vết thương:

Khi bị thương, vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.

Chữa viêm họng:


Khi viêm đau họng lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu nghiệm.

Thông tia sữa:


Sau khi sinh sản phụ cương sữa lấy lá trầu không hơ nóng bầu vú giúp sữa xuống nhanh giảm đau nhức.

Trị đau nhức, cảm cúm:


Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu, giảm các triệu chứng cảm cúm.

Chữa nước ăn chân:


Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.

Chữa chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín:


Lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.

Chữa suy nhược thần kinh:


Lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu không hòa với một thìa mật ong chia làm 2 lần, uống trong ngày.

Chữa bệnh về phổi:


Khi mắc bệnh về phổi, lấy lá trầu không tẩm dầu mù tạt rồi hơ ấm, đặt lên ngực day nhẹ sẽ giảm được ho và giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

Chữa táo bón cho trẻ:


Đối với trường hợp táo bón của trẻ, một viên đạn đút hậu môn làm từ lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu sẽ kích thích trực tràng co bóp, hết táo bón.

Chữa bỏng nước sôi:


Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết một lớp thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.

Đăng nhận xét

 
Top