0
Sỏi thận có di truyền không? là vấn đề mà nhiều người bệnh thức mắc trong thời gian gần đây. Cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé!

Câu hỏi:

Chào bác sĩ,

Tôi mới đi khám và phát hiện bị sỏi thận kích thước 9mm, trước đây mẹ tôi cũng từng bị sỏi thận. Vậy thực tế bệnh sỏi thận có di truyền không? Rất mong bác sĩ giải đáp.
Cảm ơn bác sĩ!
 (Văn Đức - 29 tuổi - Thái Bình)

Trả lời:

Chào bạn,

Để trả lời cho câu hỏi sỏi thận có di truyền không, tôi muốn cung cấp một vài thông tin về căn bệnh này để bạn hiểu hơn về bệnh sỏi thận để từ đó có những lưu ý nhất định trong quá trình điều trị bệnh.

Bệnh sỏi thận là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là căn bệnh phổ biến về đường tiết niệu với hơn 15% dân số mắc phải hiện nay. Sỏi thận hình thành do sự lắng đọng các chất khoáng trong nước tiểu ở thận, lâu ngày kết tinh lại tạo thành chất rắn đó chính là những viên sỏi.


Tùy thuộc vào thời gian và độ lắng đọng của các chất khoáng mà sỏi thận sẽ có kích thước và vị trí khác nhau. Đối với những viên sỏi nhỏ mới hình thành, chúng có thể tự bị đào thải ra ngoài theo đường tiểu hoặc nhờ những bài thuốc kích thích làm giãn cơ, tan sỏi trong Đông y hoặc Tây y.

Với những sỏi có kích thước lớn từ 20mm, cách điều trị an toàn và nhanh nhất chính là các phương pháp điều trị ngoại khoa như tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật lấy sỏi, phẫu thuật mổ mở, nội soi…

Những người bị sỏi thận kích thước lớn mà không có phương pháp điều trị kịp thời thì viên sỏi sẽ di chuyển cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau quặn thận, đi tiểu ra máu hoặc sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận, gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Nếu tình trạng ứ đọng nước tiểu kéo dài sẽ dễ gây viêm nhiễm, tắc đường tiểu thậm chí là  suy thận, bể thận vô cùng nguy hiểm.

Sỏi thận được chia làm 4 nhóm sau:

  • Sỏi canxi: Có tới 80% người mắc bệnh sỏi thận là sỏi canxi
  • Sỏi struvite hay còn gọi là sỏi nhiễm trùng chiếm khoảng 10%
  • Sỏi acid uric chiếm khoảng 10%
  • Sỏi cystin rất hiếm khi gặp


Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh sỏi thận? 

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh sỏi thận như:


  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn nhiều thịt, ít ăn rau
  • Ăn nhiều thực phẩm có chứa Oxalate
  • Ăn mặn
  • Uống ít nước
  • Do các bệnh lý về đường tiết niệu như u xơ tuyến tiền liệt, u xơ đội lên vào lòng bàng quang khiến cho nước tiểu đọng lại lâu ngày tạo ra sỏi
  • Do viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới
  • Do các dị vật trong bàng quang: nguyên nhân này hiếm khi gặp.


Vậy sỏi thận có di truyền không? hay nói cách khác yếu tố di truyền có phải là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận hay không?

Bệnh sỏi thận có di truyền không?

Cho đến ngày nay việc sỏi thận có di truyền không vẫn gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên đến giờ vẫn chưa có kết quả nghiên cứu chính xác nào chỉ ra rằng bệnh sỏi thận sẽ di truyền do đó bạn có thể yên tâm. Về việc bạn mắc sỏi thận và mẹ bạn trước đó cũng có tiền sử sỏi thận đó là do cả hai đều mắc phải một trong những nguyên nhân gây bệnh mà tôi đã nêu phía trên.


Tuy nhiên trong số 4 loại sỏi thận phía trên thì trong đó có Cystin niệu (loại A, B và AB) là yếu tố di truyền gây nên bệnh sỏi thận nhưng trường hợp này rất hiếm gặp.

Ngoài ra theo nghiên cứu của hiệp hội niệu khoa Châu âu, thì tăng oxalate niệu nguyên phát, toan hóa ống thận loại I, hội chứng Lesch-Nyhan, Xanthin niệu, xơ nang 2,8-dihydroxyadenin (2,8-DHA) niệu  là một số bệnh di truyền có thể gây nên sỏi thận bạn cần lưu ý.

Giờ thì bạn có thể tháo gỡ thắc mắc về việc sỏi thận có di truyền không rồi. Với trường hợp sỏi của bạn để điều trị sỏi thận 9mm bạn có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y gia truyền hoặc các mẹo chữa trong dân gian như dùng dứa nướng, đu đủ xanh, chuối hột, rau ngổ…

Bạn cũng có thể dùng thuốc Tây nhưng nếu sử dụng trong một thời gian dài dễ gây tổn hại đến gan và thận.

Chúc bạn sẽ mau chóng khỏi bệnh!


Đăng nhận xét

 
Top