0
Việc sỏi thận rơi xuống niệu quản là nguyên nhân gây nên sỏi niệu quản, một căn bệnh nguy hiểm nhất đối với hệ tiết niệu. Vì vậy có rất nhiều bệnh nhân sỏi thận lo lắng về vấn đề này.

Hàng ngày, đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến tình trạng sỏi thận rơi xuống niệu quản. Với kinh nghiệm 5 năm trong việc điều trị sỏi thận, bác sĩ có thể giúp chúng tôi và các bệnh nhân hiểu thật rõ về tình trạng sỏi thận rơi xuống niệu quản được không ạ?


Việc sỏi thận rơi xuống niệu quản có thể gây nên những biến chứng khó lường, rất đáng lo ngại. Tôi sẽ giúp các bạn giải đáp kĩ lưỡng các thắc mắc về vấn đề này để có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả.

Bạn có thể xem thêm"


1/ Những triệu chứng phát hiện sỏi thận rơi xuống niệu quản là gì?

Khi viên sỏi di chuyển từ  thận xuống niệu quản sẽ ma sát vào đường tiết niệu, làm tắc nghẽn niệu quản, cản trở việc nước tiểu được chuyển xuống bàng quang, gây nên những cơn đau quặn thắt.

Cơn đau do sỏi niệu quản gây ra sẽ bắt đầu từ hố thắt lưng (bên cạnh xương sườn), sau đó lan dần ra phần bụng phía trước (vị trí rốn) rồi lan xuống phía dưới: hố chậu, bộ phận sinh dục và đùi.

Ban đầu các cơn đau có thể chỉ đau âm ỉ nhưng sau đó sẽ ngày càng trở nên dữ dội. Ở một số bệnh nhận còn xuất hiện triệu chứng đầy bụng, buồn nôn.

Các dấu hiệu tiểu rắt, tiểu ra máu hay bí tiểu cũng là dấu hiệu của bệnh nhân bị sỏi tiết niệu.
Ngoài ra, khi viên sỏi cọ sát vào đường tiết niệu gây phù, viêm nhiễm, bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn sốt, rét run.

2/ Các biến chứng của việc sỏi thận rơi xuống niệu quản là gì?

Đái ra máu

Những viên sỏi, đặc biệt là sỏi san hô nhiều gai nhọn sẽ cọ sát vào đường tiết niệu khiến đường tiết niệu bị tổn thương, không chỉ gây nên những cơn đau mà còn khiến bệnh nhân đi tiểu ra máu.

Viêm đường tiết niệu

Việc đường tiết niệu bị tổn thương, niêm mạc bị phù nề do sỏi cọ sát vào đường tiết niệu sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu, gây viêm.

Biến chứng viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm hơn rất nhiều như: hoại tử đường tiết niệu, rò niệu quản, rò bàng quang, thận ứ mủ, suy thận, vỡ thận… cần phải chạy thận hoặc cắt bỏ để điều trị

3/ Biện pháp phòng tránh việc sỏi thận rơi xuống niệu quản

Kích thước sỏi niệu quản tuy bé nhưng lai có thể gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy phòng tránh việc xuất hiện sỏi ở niệu quản là vô cùng cần thiết. Để sỏi thận không rơi xuống niệu quản chúng ta cần phải phòng tránh việc hình thành sỏi thận và ngăn chặn bệnh tình phát triển trở nên trầm trọng hơn.

Nguyên nhân phổ biến hình thành nên sỏi thận là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Vì vậy có một số biện pháp phòng bệnh đơn giản như sau:

-         Uống đủ nước mỗi ngày
-         Tránh xa các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá
-         Giảm các thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ ăn nhanh
-         Ăn nhiều tinh bột và rau quả. Đặc biệt là tăng cường ăn các loại quả có khả năng đánh tan sỏi như dứa, đu đủ, sung,…
-         Uống nhiều nước chanh, cam
-         Ăn nhạt hơn
-         Tăng cường tập luyện thể dục thể thao
-         Không bỏ bữa sáng, không thức khuya

Những thói quen hàng ngày tưởng như bình thường nhưng lại quyết định tình trạng sức khỏe của bạn. Vì vậy hãy rèn luyện cho mình một nếp sống hoa học, lành mạnh. Chúc các bạn sức khỏe!
Cảm ơn những chia sẻ của bác sĩ Hải về việc sỏi thận rơi xuống niệu quản. Hi vọng các bạn đã tìm thấy cho mình những thông tin bổ ích.

Đăng nhận xét

 
Top