Khi bác sỹ kết luận amidan bị viêm, rất nhiều người đã nghĩ ngay đến phương án cắt bỏ amidan. Đây là phương án khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên có nên cắt amidan hay không là điều mọi người cần tìm hiểu, cân nhắc trước khi quyết định.
Bạn có thể xem thêm:
Tuy nhiên, Amidan cũng rất dễ bị tổn thương. Khi vi khuẩn tấn công ồ ạt vào khu vực mũi, họng, amidan sẽ bị sưng tấy.
Kết quả của quá trình tiêu diệt vi khuẩn là các cục mủ, xác vi khuẩn và bạch cầu, gây ra mùi hôi trong miệng. Việc amidan bị viêm nhiều lần cũng khiến hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn giảm xuống, và đồng thời gây ra viêm vùng họng.
Viêm họng, có người gọi là sưng họng, là phản ứng viêm của phần họng, thường bao gồm một phần ba sau của lưỡi, phần sau mềm của vòm họng và amidan.
Viêm là một phản ứng của cơ thể với các thành phần mà nó nghĩ là gây hại cho cơ thể. Phản ứng này thường gồm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau của vùng bị viêm.
Bởi vì amidan là một thành phần nằm trong họng, viêm họng thường cũng làm viêm amidan. Do đó phải thăm khám trực tiếp bằng cách khám họng mới xác định được viêm amidan đơn thuần hay có kèm viêm họng hay không.
Trẻ lớn và người lớn viêm amiđan thường do vi khuẩn, trong đó liên cầu nhóm A là hay gặp nhất. Các siêu vi trùng gây nhiễm khuẩn hô hấp trên có thể gây viêm amiđan cấp với tỷ lệ thấp.
Bệnh nhân bị viêm amiđan cấp có triệu chứng: sốt cao, rét run, đau họng, vướng họng, ăn uống khó khăn, hơi thở hôi, sưng hạch dưới hàm, hạch cổ trước, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ, khớp…
Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị các biến chứng như viêm tấy quanh amiđan, áp-xe (tụ mủ) quanh amiđan, áp xe amiđan, áp xe hạch cổ viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm khí - phế quản, đặc biệt viêm amiđan do liên cầu trùng có thể gây biến chứng sốt thấp khớp, thấp tim, viêm vi cầu thận, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm độc tố liên cầu nhóm A (sốt, hạ huyết áp, suy thận, suy hô hấp cấp và tử vong rất nhanh).
Viêm amiđan mạn tính trong đợt cấp tái hồi có triệu chứng chủ yếu như đau họng tái đi tái lại, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, hạch cổ to lên, hơi thở hôi.
Ngoài đợt tái hồi bệnh nhân có các triệu chứng kéo dài như khó nuốt, đau tai, hạch cổ to, hôi miệng, khạc ra chất bã đậu hôi. Khi khám thấy amiđan to hoặc teo, nhưng bề mặt amiđan có nhiều chấm trắng như bã đậu.
Viêm amiđan mạn tính ở trẻ em thường làm amiđan to (gọi là quá phát) có thể gây rối loạn hô hấp (ngủ ngáy), rối loạn phát âm (giọng nói đục, hoặc ồm ồm), rối loạn nuốt (nuốt khó và dễ bị ọc, ói)…, các rối loạn này nếu không được xử trí sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Viêm amiđan là một bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm, cần phải được điều trị sớm, nên bắt đầu bằng điều trị thuốc. Trong trường hợp viêm amiđan cấp họặc đợt cấp tái hồi của viêm amiđan mạn, mỗi đợt dùng thuốc khoảng 10 ngày do các bác sĩ tai mũi họng điều trị và theo dõi.
Nên cắt amiđan trong các trường hợp sau đây:
* Viêm amiđan mạn tính có > 6 đợt tái phát trong 1 năm trong 2 năm liên tiếp. Viêm amiđan mạn tính kéo dài đã được điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4 – 6 tuần bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi.
* Áp-xe quanh amiđan ít nhất một lần phải nhập viện điều trị.
* Viêm amiđan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang… tái đi tái lại nhiều lần.
* Amiđan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất.
* Amiđan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amiđan.
* Có thể cắt amiđan ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường sau 4 tuổi. Tuy nhiên, có trường hợp trẻ nhỏ hơn vẫn phải cắt amiđan khi amiđan quá to gây những cơn ngưng thở trong lúc ngủ hoặc gây biến chứng.
Lưu ý: Không được cắt amiđan ở những bệnh nhân có rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải (Hemophilia A, B, C; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu…).
Trì hoãn cắt amiđan khi bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, có bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định (tiểu đường, lao, cường giáp…) hay ở vùng đang có bệnh dịch; phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh…
Sự thực là amidan rất hữu ích đối với cơ thể, và ngay cả khi bị viêm nhiễm nhẹ cũng không cần thiết phải cắt amidan. Chỉ những trường hợp viêm nhiễm nặng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, và bác sỹ chỉ định, thì lúc đó mới nên tiến hành cắt amidan.
Mộ vấn đề khác mà người bệnh cần lưu ý có nên cắt amidan hay không, đó là cắt amidan có thể gây ra biến chứng, thậm chí tử vong. Vì vậy, trước khi quyết định cắt amidan, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết, và nên tiến hành phẫu thuật tại các bệnh viện chuyên khoa.
Tóm lại, trước khi đưa ra quyết định có nên cắt amidan hay không, người bệnh cần đi khám tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín, và thực hiện theo các chỉ định của bác sỹ để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình.
Bạn có thể xem thêm:
Viêm amidan là gì?
Amidan thực chất là những tế bào nơi vòm họng nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Kháng thể IgG do Amidan tiết ra rất cần thiết cho hệ miễn dịch, đặc biệt là ở trẻ nhỏ từ 4 – 10 tuổi.Tuy nhiên, Amidan cũng rất dễ bị tổn thương. Khi vi khuẩn tấn công ồ ạt vào khu vực mũi, họng, amidan sẽ bị sưng tấy.
Kết quả của quá trình tiêu diệt vi khuẩn là các cục mủ, xác vi khuẩn và bạch cầu, gây ra mùi hôi trong miệng. Việc amidan bị viêm nhiều lần cũng khiến hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn giảm xuống, và đồng thời gây ra viêm vùng họng.
Phân biệt viêm amidan và viêm họng
Viêm amiđan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Viêm amiđan có thể là viêm cấp, viêm amiđan cấp tái hồi, viêm amiđan mạn, viêm tấy hoặc áp xe quanh amiđan.Viêm họng, có người gọi là sưng họng, là phản ứng viêm của phần họng, thường bao gồm một phần ba sau của lưỡi, phần sau mềm của vòm họng và amidan.
Viêm là một phản ứng của cơ thể với các thành phần mà nó nghĩ là gây hại cho cơ thể. Phản ứng này thường gồm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau của vùng bị viêm.
Bởi vì amidan là một thành phần nằm trong họng, viêm họng thường cũng làm viêm amidan. Do đó phải thăm khám trực tiếp bằng cách khám họng mới xác định được viêm amidan đơn thuần hay có kèm viêm họng hay không.
Những biểu hiện và biến chứng do viêm amidan
* Viêm amiđan cấp:
Là tình trạng viêm nhiễm khuẩn giới hạn ở amiđan do vi khuẩn hoặc siêu vi khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là liên cầu trùng tan huyết Bêta nhóm A, đây là tác nhân gây sốt thấp khớp có thể gây biến chứng ở van tim và viêm vi cầu thận cấp.Trẻ lớn và người lớn viêm amiđan thường do vi khuẩn, trong đó liên cầu nhóm A là hay gặp nhất. Các siêu vi trùng gây nhiễm khuẩn hô hấp trên có thể gây viêm amiđan cấp với tỷ lệ thấp.
Viêm amidan khiến người bệnh bị đau họng khó nói, khó nuốt |
Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị các biến chứng như viêm tấy quanh amiđan, áp-xe (tụ mủ) quanh amiđan, áp xe amiđan, áp xe hạch cổ viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm khí - phế quản, đặc biệt viêm amiđan do liên cầu trùng có thể gây biến chứng sốt thấp khớp, thấp tim, viêm vi cầu thận, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm độc tố liên cầu nhóm A (sốt, hạ huyết áp, suy thận, suy hô hấp cấp và tử vong rất nhanh).
* Viêm amiđan mạn:
Biểu hiện bằng những đợt viêm amiđan cấp tái hồi, giữa các đợt này thường có phản ứng viêm dai dẳng hơn 4 tuần nhưng không rầm rộ. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn gram dương hay gặp là liên cầu tan huyết Bêta nhóm A. Viêm amiđan mạn thường xảy ra ở người lớn và trẻ lớn.Viêm amiđan mạn tính trong đợt cấp tái hồi có triệu chứng chủ yếu như đau họng tái đi tái lại, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, hạch cổ to lên, hơi thở hôi.
Ngoài đợt tái hồi bệnh nhân có các triệu chứng kéo dài như khó nuốt, đau tai, hạch cổ to, hôi miệng, khạc ra chất bã đậu hôi. Khi khám thấy amiđan to hoặc teo, nhưng bề mặt amiđan có nhiều chấm trắng như bã đậu.
Viêm amiđan mạn tính ở trẻ em thường làm amiđan to (gọi là quá phát) có thể gây rối loạn hô hấp (ngủ ngáy), rối loạn phát âm (giọng nói đục, hoặc ồm ồm), rối loạn nuốt (nuốt khó và dễ bị ọc, ói)…, các rối loạn này nếu không được xử trí sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Viêm amiđan là một bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm, cần phải được điều trị sớm, nên bắt đầu bằng điều trị thuốc. Trong trường hợp viêm amiđan cấp họặc đợt cấp tái hồi của viêm amiđan mạn, mỗi đợt dùng thuốc khoảng 10 ngày do các bác sĩ tai mũi họng điều trị và theo dõi.
Các biến chứng của viêm amidan
Mọi người thường cân nhắc việc có nên cắt amidan hay không là do lo ngại các biến chứng của vùng viêm này. Việc viêm amidan nhiều lần làm hình thành vùng áp xe (mủ đặc) quanh khu vực amidan, khiến họng người bệnh sưng tấy, đau rát, khó nuốt, sốt cao, hơi thở hôi thối. Bệnh này còn biến chứng gây ra viêm tai giữa. Ngoài ra, theo thống kê, sau khi viêm amidan, khoảng 24% trường hợp bị viêm cầu thận và chuyển thành viêm thận cấp với hiện tượng phù xảy ra ở khu vực chân, mặt sau khi ngủ dậy. Viêm amidan cũng có thể dẫn đến viêm khớp ở phần cổ tay, ngón tay, chân, đầu gối; biến chứng của viêm khớp là bệnh lý màng tim.Những trường hợp cần cắt amidan
Cắt amiđan là phương pháp điều trị hữu hiệu khi được chỉ định chính xác nhằm loại bỏ tổ chức amiđan không còn vai trò miễn dịch và trở thành một ổ viêm chứa đầy các loại vi khuẩn hoặc quá phát bít tắc hô hấp trên hoặc nghi ngờ phát triển thành u ác tính.Phẫu thuật cát amidan |
* Viêm amiđan mạn tính có > 6 đợt tái phát trong 1 năm trong 2 năm liên tiếp. Viêm amiđan mạn tính kéo dài đã được điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4 – 6 tuần bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi.
* Áp-xe quanh amiđan ít nhất một lần phải nhập viện điều trị.
* Viêm amiđan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang… tái đi tái lại nhiều lần.
* Amiđan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất.
* Amiđan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amiđan.
* Có thể cắt amiđan ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường sau 4 tuổi. Tuy nhiên, có trường hợp trẻ nhỏ hơn vẫn phải cắt amiđan khi amiđan quá to gây những cơn ngưng thở trong lúc ngủ hoặc gây biến chứng.
Lưu ý: Không được cắt amiđan ở những bệnh nhân có rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải (Hemophilia A, B, C; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu…).
Trì hoãn cắt amiđan khi bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, có bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định (tiểu đường, lao, cường giáp…) hay ở vùng đang có bệnh dịch; phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh…
Phòng ngừa
Để phòng ngừa viêm Amiđan phải chú ý giữ gìn vệ sinh, giữ ấm vùng mũi họng, tránh môi trường sống ô nhiễm, tránh dùng những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, súc miệng bằng nước muối pha loãng (một muỗng cà phê muối pha với nửa lít nước). Không nên pha quá mặn sẽ làm hư niêm mạc họng.Tại sao cần cân nhắc có nên cắt amidan hay không?
Một số bố mẹ quan niệm rằng, amidan cũng giống như ruột thừa, là một bộ phận vô dụng trên cơ thể. Thậm chí có người còn cho rằng cắt amidan, trẻ sẽ mau lớn.Sự thực là amidan rất hữu ích đối với cơ thể, và ngay cả khi bị viêm nhiễm nhẹ cũng không cần thiết phải cắt amidan. Chỉ những trường hợp viêm nhiễm nặng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, và bác sỹ chỉ định, thì lúc đó mới nên tiến hành cắt amidan.
Mộ vấn đề khác mà người bệnh cần lưu ý có nên cắt amidan hay không, đó là cắt amidan có thể gây ra biến chứng, thậm chí tử vong. Vì vậy, trước khi quyết định cắt amidan, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết, và nên tiến hành phẫu thuật tại các bệnh viện chuyên khoa.
Tóm lại, trước khi đưa ra quyết định có nên cắt amidan hay không, người bệnh cần đi khám tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín, và thực hiện theo các chỉ định của bác sỹ để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình.
Đăng nhận xét